Kiểm định Bình chịu áp lực giá rẻ nhất, BÁO GIÁ kiểm định Bình chịu áp lực, TRUNG TÂM kiểm định Bình chịu áp lực, kiểm định bình nén khí, kiểm định bình bơm hơi, kiểm định bình máy nén khí và Bình chịu áp lực, Cty kiểm định Bình chịu áp lực
Bình chịu áp lực là gì?
Là một thiết bị dùng để tiến hành các quá trình nhiệt học hoặc hóa học, cũng như để chứa và chuyên chở môi chất có áp suất lớn hơn áp suất khí quyển.
Vai trò của Bình chịu áp lực trong sản xuất và đời sống
Bình chịu áp lực có vai trò quan trọng và phổ biến trong sản xuất và đời sống. Trong sản xuất người ta dung Bình chịu áp lực để cấp khí nén áp suất cao ( có khi lên tới 20 Bar ) vào quá trình sản xuất, như quá trình sấy, quá trình ép, quá trình cung cấp khí nén áp suất cao để tăng hiệu suất quá trình sản xuất. Trong đời sống ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh chiếc Bình chịu áp lực tại các cơ sở bơm vá xe otô, xe máy.
Tiêu chuẩn an toàn về Bình chịu áp lực
Bình chịu áp lực là thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, mọi yếu tố đều phải tuân theo các tiêu chuẩn an toàn tối thiểu như sau:
– QCVN 01:2008 – BLĐTBXH – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực;
– TCVN 8366:2010 – Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo;
– TCVN 6155:1996 – Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa;
– TCVN 6156:1996 – Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa, phương pháp thử;
– TCVN 6008:2010 – Thiết bị áp lực – Mối hàn yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra
Việc kiểm định kỹ thuật an toàn bình chịu áp lực có thể áp dụng theo tiêu chuẩn khác khi có đề nghị của cơ sở sử dụng, cơ sở chế tạo với điều kiện tiêu chuẩn đó phải có các chỉ tiêu kỹ thuật về an toàn bằng hoặc cao hơn so với các chỉ tiêu quy định trong các tiêu chuẩn quốc gia
Các yếu tố nguy hiểm trong quá trình sử dụng Bình chịu áp lực
- Nổ vật lý Bình chịu áp lực khi bị nung nóng, đổ, va đập, ăn mòn
- Nổ hoá học Bình chịu áp lực
- Rò rỉ hoá chất độc hại ra môi trường
- Rò rỉ điện
Những điều cần lưu ý khi sử dụng Bình chịu áp lực
- Các bình trước khi đưa vào sử dụng phải được kiểm định KTAT, đăng ký sử dụng theo quy định. Người sử dụng thiết bị phải giao trách nhiệm quản lý Bình chịu áp lực cho cán bộ quản lý thiết bị bằng văn bản.
- Việc vận hành các bình chỉ được giao cho những người từ 18 tuổi trở lên, có đủ sức khỏe, đã được huấn luyện và sát hạch đạt yêu cầu về kiến thức chuyên môn, quy trình KTAT vận hành thiết bị chịu áp lực và phải được người sử dụng lao động giao trách nhiệm bằng văn bản.
- Trên Bình chịu áp lực phải có đủ các thiết bị an toàn sau:
Van an toàn : lắp đúng theo thiết kế. Không cho phép làm giảm diện tích lỗ thoát hơi của van an toàn.
Áp kế: mỗi bình phải trang bị một áp kế có thang đo phù hợp, áp kế phải được kiểm định và niêm chì hàng năm.
- Bình chịu áp lực phải đặt xa nguồn nhiệt ít nhất 5 mét, không đặt ở những nơi dễ cháy, nổ.
- Không cho phép đặt trong hoặc gần kề những nhà có người ở, những công trình công cộng hoặc công trình sinh hoạt:
Các bình có chứa các môi chất không ăn mòn, độc hoặc cháy nổ có tích số PV > 10000 (P tính bằng Kg/cm2, V tính bằng lít)
Các bình có chứa môi chất ăn mòn, độc hoặc cháy nổ có PV > 500.
- Đối với bình chứa không khí nén di động: Không được tự ý dời chỗ đặt máy và sử dụng máy vào mục đích khác mà không được sự đồng ý của người quản lý thiết bị. Trước khi di chuyển bình phải cắt nguồn điện và xả hết áp suất trong bình
Tại sao bắt buộc phải kiểm định Bình chịu áp lực
- Bình áp lực là thiết bị được các nước trên thế giới và Việt Nam quy định trong luật bắt buộc phải kiểm định. Tại Việt Nam quy định hiện hành năm 2018 là nghị định 44/2016/NĐ-CP và thông tư 53/2016/TT-BLĐTBXH
- Ngoài vấn đề phải kiểm định do Luật nhà nước quy định, thực tế còn do ý thức của người sử dụng Bình áp lực mong muốn kiểm tra đọ an toàn cho Bình áp lực, nhằm phòng tránh nguy cơ tai nạn Bình áp lực trong quá trình sử dụng.
Kiểm định Bình áp lực là gì
Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của Bình áp lực theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi chế tạo, trước khi đưa vào sử dụng lần đầu, và kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng
Tất cả Bình áp lực có áp suất làm việc trên 0.7 bar không kể áp suất thuỷ tĩnh thì đều phải kiểm định
Công tác chuẩn bị trước khi tiến hành kiểm định Bình áp lực
- Chuẩn bị hồ sơ, lí lịch Bình áp lực
- Ngưng hoạt động của Bình áp lực phục vụ kiểm định
- Chuẩn bị làm sạch lớp sơn bề mặt phục vụ công tác siêu âm bề dày, siêu âm đường hàn ( nếu có yêu cầu )
- Chuẩn bị nguồn nước sạch phục vụ công tác thử thuỷ lực ( nếu có)
- Chuẩn bị mặt bằng để vận hành, thao tác theo yêu cầu của kiểm định viên
- Người vận hành Bình áp lực phải tham gia chứng kiến và thực hiện các thao tác điều khiển xe khi kiểm định viên yêu cầu
- Riêng đối với Bình áp lực mới nhập khẩu, đang trong kho của Hải quan, thì ngoài ra còn phải chuẩn bị giấy chứng nhận CO, CQ của bình
Các bước kiểm định Bình áp lực
– Kiểm tra hồ sơ, lý lịch Bình áp lực;
– Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong;
– Kiểm tra kỹ thuật thử nghiệm;
– Kiểm tra vận hành;
– Xử lý kết quả kiểm định.
Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào bản ghi chép hiện trường theo mẫu quy định tại Phụ lục 01 và lưu lại đầy đủ tại tổ chức kiểm định.
Các vấn đề, sự cố có thể xảy ra trong quá trình kiểm định Bình chịu áp lực
- Công tác chuẩn bị không tốt của đơn vị sử dụng như không có hồ sơ, lí lịch của bình, không tạm ngưng công việc của Bình chịu áp lực phục vụ kiểm định, không bố trí công nhân vận hành thiết bị, không cạo sạch lớp sơn bề mặt, không chuản bị nguồn nước thử thuỷ lực, không có mặt mặt thao tác phục vụ kiểm định, bị mất điện.
- Kiểm định viên kiểm tra sơ sài, không xem xét kỹ các chi tiết, phụ kiện có tính chất then chốt đối với sự an toàn của thiết bị
- Việc Bình chịu áp lực bị hư hỏng trong quá trình kiểm định cũng là một yếu tố nên lưu ý. Nguyên nhân là do trong quá trình sử dụng đơn vị sử dụng thường sử dụng không hết công suất của Bình chịu áp lực, hoặc sử dụng áp suất thấp hơn áp suất thiết kế của bình, còn khi kiểm định thì kiểm định viên thử áp bền theo áp suất thiết kế, khi đó có thể phát hiện những yếu tố mất an toàn của Bình chịu áp lực.
- Và một số yếu tố khác như mất phụ kiện, phụ kiện không đúng chủng loại, phụ kiện không đúng tiêu chuẩn an toàn…
Kiểm định Bình chịu áp lực trong bao lâu
Nếu công tác chuẩn bị nêu trên được thực hiện tốt thì thời gian kiểm định Bình chịu áp lực trong khoảng 30-45 phút. Trường hợp công tác chuẩn bị không tốt thì thời gian kiểm định có thể kéo dài
Kiểm định xong thì bao lâu có hồ sơ kiểm định
Theo quy định, sau khi kiểm định xong và không phát hiện sự cố bất thường, kiểm định viên và đơn vị sử dụng thống nhất biên bản kiểm định, ký vào biên bản hiện trường, thì sau đó tối đa 5 ngày làm việc thì sẽ có hồ sơ kiểm định đầy đủ.
Hồ sơ kiểm định Bình chịu áp lực gồm những gì
Hồ sơ kiểm định tối thiểu phải có những loại sau:
- Lí lịch thiết bị
- Biên bản kiểm định
- Giấy chứng nhận kết quả kiểm định
- Tem kiểm định
- Quyết định giao nhiệm vụ vận hành Bình chịu áp lực của đơn vị sử dụng
Thời hạn kiểm định Bình chịu áp lực là bao lâu, bao lâu thì phải kiểm định lại
Thời hạn kiểm định Bình chịu áp lực là từ 01- 03 năm tuỳ thuộc vào tình trạng của thiết bị là mới hay cũ, quá trình sử dụng và bảo quản. Trong trường hợp đơn vị sử dụng có yêu cầu rất cao vè an toàn thì thời hạn kiểm định có thể ngắn hơn
Kiểm định Bình chịu áp lực ở đâu
Bình chịu áp lực có thể mang tới các trung tâm kiểm định để kiểm định thì tốt hơn vì ở đó có hệ thống máy móc và phòng thí nghiệm chuyên dụng để kiểm tra kỹ lưỡng các yếu tố.
Thực tế đơn vị sử dụng Bình chịu áp lực có thể mời trung tâm kiểm định cử kiểm định viên tới nhà máy hoặc địa điểm đặt Bình chịu áp lực để kiểm tra, tiết kiệm được chi phí vận chuyển bình tới trung tâm kiểm định.
Kiểm định Bình chịu áp lực giá bao nhiêu
Giá, phí kiểm định Bình chịu áp lực được quy định tại 2 thông tư của nhà nước : Thông tư 73/2014/TT-BTC và thông tư 41/2016/TT-BLĐTBXH, ngoài ra tuỳ vào khoảng cách xa gần mà có thêm phần phí dịch vụ, công tác phí. Để biết giá kiểm định Bình chịu áp lực Quý khách có thể tham khảo 2 thông tư trên, hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn giảm giá thấp nhất có thể.
Kiểm định có phát sinh chi phí gì không
Việc kiểm định Bình chịu áp lực thông thường không phát sinh chi phí.
Nếu có phát sinh chi phí thì do các nguyên nhân sau đây:
- Đơn vị sử dụng làm mất lí lịch của bình nên phải làm lại lí lịch
- Khi đi kiểm định ình khí nén không đạt yêu cầu về an toàn theo tiêu chuẩn hiện hành, kiểm định viên làm biên bản kiến nghị khắc phục nhũng yếu tố không đạt. Sau khi đơn vị sử dụng đã khắc phục xong thì báo cho kiểm định viên đi kiểm định lại. Trường hợp khác là do đơn vị sử dụng không chuẩn bị bình nén khí ở trạng thái sẵn sàng kiểm định, hoặc các cá nhân liên quan tới quá trình kiểm định như đại diện chủ đầu tư, đại diện đơn vị tư vấn giám sát, đại diện nhà thầu không có mặt đầy đủ, đúng giờ, dẫn tới khi kiểm định viên tới kiểm định thì không thể thực hiện theo kế hoạch kiểm định đã thống nhất từ trước, nên phải dời qua ngày khác kiểm định. Như vậy việc đi kiểm định lại nhiều lần sẽ phát sinh chi phí dao động trong khoảng 200.000 đ- 2.000.000 đ tuỳ vào khoảng cách xa gần.