Tại sao phải kiểm định cầu trục:
– Cầu trục là một trong những thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và vệ sinh lao động. Do đó chúng ta cần phải kiểm định cầu trục.
– Để đảm bảo an toàn cho người cũng như tránh thiệt hại về cơ sở vật chất cho doanh nghiệp.
Tiêu chuẩn áp dụng cho quy trình kiểm định an toàn thiết bị nâng
– TCVN 4244-2005: Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật. – TCVN 4755-1989: Cần trục- Yêu cầu an toàn đối với các thiết bị thuỷ lực.
– TCVN 5206-1990: Máy nâng hạ- Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng. – TCVN 5207-1990: Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn chung.
_ TCVN 10837:2015, Cần trục – Dây cáp – Bảo dưỡng, bảo trì, kiểm tra và loại bỏ;TCVN 10837:2015, Cần trục – Dây cáp – Bảo dưỡng, bảo trì, kiểm tra và loại bỏ;
– TCVN 5209-1990: Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện.
– TCVN 5179-90: Máy nâng hạ- Yêu cầu thử thuỷ lực về an toàn.
Những vấn đề chung liên quan đến kiểm định cầu trục
– Mục đích của việc kiểm định cầu trục là nhằm xác định cầu trục và chi tiết của nó có còn đảm bảo làm việc an toàn và phù hợp với tiêu chuẩn hay không.
– Cần có sự chuẩn bị gì trước khi thực hiện quy trình kiểm định cầu trục: cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị sử dụng, quản lý cầu trục với kiểm định viên. Cần tuân thủ các yêu cầu của kiểm định viên nhằm phục vụ cho công tác kiểm định được diễn ra đúng quy trình và đảm bảo an toàn trong quá trình kiểm định. Nếu còn thiếu sót trong khâu chuẩn bị cũng như phát hiện các hư hỏng có thể làm mất an toàn khi thử, thì các kiểm định viên có quyền từ chối tiến hành kiểm tra và thử theo quy định.
– Vậy sau khi phát hiện các hư hỏng, cũng như các vấn đề liên quan khác mà chưa tiến hành kiểm tra và thử cầu trục thì phải làm: cần phải tiến hành khắc phục, thay thế, sửa chữa, công việc này do bên đơn vị sử dụng, quản lý cầu trục đảm nhiệm. Và sau đó sẽ tiến hành kiểm tra cầu trục.