Kiểm định máy đào máy xúc

Hiện nay, việc sử dụng máy xúc, máy đào trong đời sống, sản xuất rất phổ biến. Đặc biệt là trong ngành xây dựng. Tuy nhiên, hầu hết các máy xúc, máy đào hiện nay ở Việt Nam đều là nhập khẩu máy mới hoặc máy cũ. Cho nên cũng không thể không hoài nghi về chất lượng của máy xúc, máy đào trên thị trường. Nếu kỹ thuật không đảm bảo, chất lượng không tốt, dẫn đến một số tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Máy đào, máy xúc là thiết bị được quy định bắt buộc phải kiểm định kỹ thuật an toàn.

Kiểm định máy đào, máy xúc là hoạt động kiểm tra, thử nghiệm, phân tích của đơn vị kiểm định theo quy trình nhất định. Nhằm đánh giá tình trạng an toàn của máy xúc, máy đào theo quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật.

Ngoài việc kiểm định do Luật Nhà nước quy đinh, kiểm định máy đào, máy xúc có thể thực hiện theo tiêu chuẩn khác khi có đề nghị của cơ sở sử dụng, chế tạo với điều kiện tiêu chuẩn đó phải có các chỉ tiêu kỹ thuật về an toàn bằng hoặc cao hơn so với các chỉ tiêu quy định trong các tiêu chuẩn quốc gia.

Kiểm định xe ủi
Tại sao phải kiểm định máy đào, xúc?
Đáp ứng yêu cầu an toàn sử dụng của bên sử dụng, quản lý máy đào, xúc.

Đảm bảo an toàn khi vận hành, sử dụng cho người lao động.

Việc kiểm định giúp phát hiện được những vấn đề bất thường, hư hỏng của máy đào, máy xúc để kịp thời có biện pháp khắc phục, sửa chữa. Và có kế hoạch bảo dưỡng, bảo trì định kỳ cho máy.

Thiết bị luôn trong tình trạng an toàn giúp người lao động tin tưởng và an tâm làm việc.

Tăng năng suất lao động và nhận được sự đánh giá cao từ đối tác, khách hàng.

Quy định về kiểm định máy đào, máy xúc

  1. Thông tư số 53/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 – Ban hành 46 danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
  2. Thông tư 54/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 – Ban hành 30 quy trình kiểm định thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
  3. Luật An toàn vệ sinh lao động 2015.
  4. Thông tư số 06/2014/TT – BLĐTBXH ngày 06/03/2014 – Quy định hoạt động kiểm tra kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

Đối tượng áp dụng

Tất cả cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp sở hữu, quản lý, vận hành máy đào, máy xúc phục vụ kinh doanh, sản xuất, thi công công trình.

Những loại máy đào cần phải kiểm định:

Máy đào rãnh; Máy đào, cào vận chuyển vật liệu; Máy phá dỡ;

Máy xúc, máy đào có thể tích gàu trên 1m3.


Khi nào cần tiến hành kiểm định máy đào, xúc?


Cần thực hiện kiểm định máy đào, xúc vào những thời điểm nào.

Kiểm định lần đầu
Máy đào, máy xúc là những thiết bị bắt buộc tiến hành kiểm định trước khi đưa vào sử dụng để đánh giá chính xác về chất lượng xe. Đảm bảo xe hoạt động bình thường và đúng quy chuẩn của nhà sản xuất, và an toàn nhất để đưa vào sử dụng.

Kiểm định định kỳ
Máy đào, xúc đã được kiểm định lần đầu, đăng ký cấp phép sử dụng phải được kiểm định định kỳ. Kiểm định định kỳ để đảm bảo các bộ phận và tình trạng vận hành tốt nhất. Kịp thời phát hiện những trục trặc, hư hỏng để có phương án xử lý, khắc phục hiệu quả nhất. Kiểm định định kỳ thực hiện khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.

Kiểm định bất thường.
Kiểm định bất thường thực hiện khi máy múc, đào có những dấu hiệu bất thường trong quá trình sử dụng, vận hành. Một số vấn đề kỹ thuật xảy ra gây mất an toàn, không đủ điều kiện tiếp tục hoạt động. Đơn vị kiểm định sẽ tiến hành đánh giá tình trạng, đưa ra phương án khắc phục trong thời gian ngắn nhất theo tiêu chuẩn đã được quy định.

Kiểm định sau khi máy được sửa chữa, nâng cấp có ảnh hưởng đến tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị.

Khi có yêu cầu của cơ sở sử dụng, quản lý hoặc cơ quan có thẩm quyền.


Công tác chuẩn bị trước khi tiến hành kiểm định máy đào, máy xúc


▪️ Chuẩn bị hồ sơ, lý lịch của máy.

▪️ Ngưng hoạt động của máy để phục vụ kiểm định.

▪️ Chuẩn bị tải trọng để thử sức nâng của máy.

▪️ Chuẩn bị mặt bằng để vận hành, thao tác theo yêu cầu của kiểm định viên.

▪️ Người vận hành máy đào, máy xúc phải tham gia chứng kiến và thực hiện các thao tác điều khiển tời nâng khi kiểm định viên yêu cầu.

Quy trình kiểm định máy đào, xúc

  • Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị.
  • Kiểm tra hồ sơ, lý lịch của xe, các quy chuẩn của nhà sản xuất trong hồ sơ. Nếu là kiểm định định kỳ thì cần kiểm tra hồ sơ của lần kiểm định trước.
  • Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài.
  • Kiểm tra, đối chiếu sự chính xác giữa hồ sơ chế tạo của nhà sản xuất, chế tạo, lắp ráp so với thực tế (các thông số, chỉ tiêu kỹ thuật). Kiểm tra các khuyết tật, biến dạng, hư hỏng của các bộ phận, máy móc nếu có.
  • Kiểm tra kỹ thuật – Vận hành thử

Chủ sở hữu máy đào, xúc cần cử người vận hành thử xe và kiểm định viên theo dõi, kiểm tra trong buồng lái, thiết bị liên quan.

Vận hành thử trong thực tế.
Vận hành thử và thực hiện đào, xúc thực tế. Để thực hiện bước này, cơ sở sử dụng, quản lý xe cần chuẩn bị không gian để vận hành thực tế.

Xử lý kết quả kiểm định.

Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở các bước trước đó đạt yêu cầu. Kết quả của các bước kiểm tra cần phải được ghi chép đầy đủ vào biên bản tại hiện trường theo mẫu quy định.

Hồ sơ kiểm định máy đào, máy xúc

▪️ Lý lịch thiết bị

▪️ Biên bản kiểm đinh

▪️ Giấy chứng nhận kiểm định.

▪️ Tem kiểm định.

Thời hạn kiểm định

Thời hạn kiểm định định kỳ máy đào, xúc tối đa là 1 năm/ 1 lần. 

Kiểm định máy đào, xúc ở đâu?

Chúng tôi với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, kinh nghiệm, trang thiết bị đầy đủ đảm bảo sẽ đem đến cho quý khách hàng dịch vụ tốt nhất.

Giá kiểm định máy đào, máy xúc là bao nhiêu?

Giá kiểm định thiết bị được quy định cụ thể cho từng loại máy đào. Tùy thuộc vào công suất và chủng loại, vị trí khoảng cách xa gần mà có thêm phần phí di chuyển. Đế biết chi tiết về giá kiểm định máy đào, máy xúc. Liên hệ chúng tôi để được báo giá chi tiết.

Gửi yêu cầu tư vấn hoặc gọi 0903.796.786

Kiểm định máy xây dựng