Thang máy là gì?
– Thang máy là một thiết bị vận chuyển di chuyển theo các ray dẫn hướng thẳng đứng hoặc nghiêng không quá 150 so với phương thẳng đứng. Để vận chuyển người hoặc hàng hoá giữa các tầng của một con tàu, ngôi nhà, công trình xây dựng hoặc cấu trúc khác…
– Có nhiều loại thang máy như: thang máy tải khách, thang máy gia đình, thang máy bệnh viện, thang máy tải hàng, thang máy tải ô tô, thang máy tải thực phẩm…
Thang máy thường được trang bị động cơ điện để tạo lực kéo dây cáp và hệ thống đối trọng giống cần trục, hoặc máy bơm thủy lực để nâng cao một piston hình trụ.
– Thang máy là một hệ thống di chuyển được thiết kế rất hiện đại với ưu điểm là nhanh chóng.
– Qúa trình đô thị hóa, hiện đại hóa ngày càng phát triển. Vì thế nhu cầu đời sống vật chất con người cũng tăng cao. Các khu chung cư cao tầng, các trung tâm thương mại, cao ốc… mọc lên san sát. thang máy trở thành phương tiện di chuyển quan trọng và không thể thiếu. Nhất là những nơi công cộng giờ cao điểm.
Phân loại thang máy:
Phân loại theo chức năng:
– Thang máy chở người hay còn gọi là thang máy tải người, thang máy tải khách.
Thang máy dùng trong khách sạn, thang máy dùng trong gia đình…
Gia tốc cho phép được quy định theo cảm giác của người sử dụng: Gia tốc tối ưu là a<2m/s2
Thang máy dùng trong các toà nhà cao tầng: bao gồm các thang máy chở khách, thang máy gia đình, thang máy khách sạn, thang máy biệt thự… Loại thang máy này có tốc độ trung bình hoặc lớn, vận hành êm và có tính thẩm mỹ cao…
Thang máy dùng trong bệnh viện: Phải đảm bảo sự tối ưu về độ êm khi di chuyển, thời gian di chuyển, tính ưu tiên đúng theo các yêu cầu của bệnh viện…
Thang máy dùng trong các hầm mỏ, xí nghiệp: Đáp ứng được các điều kiện làm việc nặng trong công nghiệp như: tần suất hoạt động liên tục, trọng tải vận chuyển lớn… Đồng thời chịu sự tác động của môi trường làm việc: độ ẩm, nhiệt độ, sự ăn mòn…
– Thang máy chở hàng:
Được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp… Nó đòi hỏi cao về việc dừng chính xác buồng thang máy đảm bảo cho việc vận chuyển hàng hoá lên xuống thang máy được dễ dàng thuận tiện.
Phân loại theo tốc độ dịch chuyển:
– Thang máy có tốc độ thấp
– Thang máy có tốc độ trung bình: Thường dùng cho các tòa nhà có số tầng từ 6 – 12 tầng.
– Thang máy có tốc độ cao: Thường dùng cho các nhà có số tầng trên 16 tầng.
– Thang máy có tốc độ siêu tốc: Thường dùng trong các toà tháp.
Phân loại theo tải trọng chở
– Thang máy loại nhỏ: tải trọng dưới 500 Kg. Thường dùng trong thư viện để vận chuyển sách, trong các nhà hàng ăn uống để vận chuyển thực phẩm.
– Thang máy loại trung bình : tải trọng từ 500 Kg – 1000 Kg.
– Thang máy loại lớn : tải trọng 1000Kg – 1600 Kg.
– Thang máy loại rất lớn: tải trọng trên 1600 Kg.
Phân loại theo vị trí đặt bộ tời dẫn động đối với thang máy điện:
– Thang máy có bộ kéo tời đặt trên giếng thang.
– Thang máy có bộ tời kéo đặt phía dưới giếng thang .
– Đối với thang máy dẫn động cabin lên xuống bằng bánh răng thì bộ kéo tời dẫn động đặt ngay trên nóc của cabin.
– Đối với thang máy thuỷ lực : Buồng đặt tại tầng trệt.
Phân loại theo hệ thống vận hành:
– Phân loại theo mức độ tự động :
Loại nửa tự động
Loại tự động
– Phân loại theo kiểu tổ hợp điều khiển :
Điều khiển đơn ;
Điều khiển kép ;
– Phân loại theo vị trí điều khiển :
Điều khiển trong cabin
Điều khiển ngoài cabin
Điều khiển cả trong cabin và ngoài cabin
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động chung của thang máy:
– Hố thang máy được đặt dọc theo chiều cao của toà nhà và thông suốt từ trên xuống dưới.
– Phòng máy (đối với thang máy có phòng máy) thường được bố trí ở trên đỉnh của giếng thang.
– Hố Pit được bố trí bên dưới sàn của tầng thấp nhất của toà nhà .
– Tất cả các thiết bị điện, các thiết bị cơ được lắp đặt kín và an toàn trong giếng thang, phòng máy:
– Hệ thống điều khiển thang máy: là các thiết bị điện tử điều khiển theo lập trình đảm bảo thang máy hoạt động theo đúng chức năng được lập trình.
Ray dẫn hướng: được lắp đặt dọc theo giếng thang để dẫn hướng cho cabin và đối trọng di chuyển dọc theo hố thang. Ray dẫn hướng đảm bảo cho đối trọng và cabin luôn nằm đúng vị trí thiết kế của chúng trong hố thang máy và không bị dịch chuyển theo phương ngang trong quá trình di chuyển.
Mô-tơ kéo: thường lắp ở phòng máy trên nóc giếng thang (đôi khi cũng lắp ở Hố thang). Là khâu dẫn động bộ phận giảm tốc theo một vận tốc quy định làm quay buli giúp kéo cabin lên xuống.
Trên mô-tơ kéo được gắn một bộ Phanh: phanh này có nhiệm vụ giữ cho cabin đứng im ở các vị trí khi dừng tầng.
Cáp của bộ hạn chế tốc độ: liên kết bộ hạn chế tốc độ với hệ thống tay đòn của bộ hãm bảo hiểm và bộ căng cáp hạn chế tốc độ .
Bộ hạn chế tốc độ: Là bộ phận đảm bảo an toàn khi vận tốc vượt quá vận tốc cho phép do nguyên nhân nào đó. Khi đó bộ hạn chế tốc độ sẽ bật cơ cấu khống chế cắt điều khiển mô-tơ và bộ hãm bảo hiểm sẽ hoạt động.
Bộ phận giảm chấn : được lắp đặt dưới đáy hố thang để dừng và đỡ cabin và đối trọng trong trường hợp cabin hoặc đối trọng chuyển động xuống vượt quá vị trí đặt công tắc hạn chế hành trình cuối cùng.
Cửa cabin và Cửa tầng: thường là loại cửa lùa về một bên hoặc hai bên. Cửa tầng và cửa cabin chỉ đóng và mở khi cabin dừng chính xác trước cửa tầng nhờ cơ cấu đóng mở cửa đặt trên nóc cabin
Những lưu ý khi lựa chọn thang máy:
– Diện tích xây dựng và số người trong tòa nhà.
– Mục đích sử dụng thang máy.
– Chiều cao của tòa nhà.
Tùy vào các điều kiện trên mà nhà sản xuất sẽ tính toán được kích thước thang máy, trọng tải thang máy, kích thước hố thang máy, kích thước cabin, tốc độ và động cơ. Từ đó chúng ta sẽ chọn được loại thang máy phù hợp với kiến trúc của mình. Vừa đảm bảo an toàn vừa tiết kiệm chi phí đầu tư.
Một sai lầm khi mua thang máy là lựa chọn tải trọng lớn và tốc độ cao so với thực tế. Như vậy rất lãng phí mà không đạt hiệu quả vì tải trọng càng lớn và tốc độ cao thì công suất tiêu thụ điện càng lớn.
Sử dụng thang máy đúng cách sẽ giúp tăng tuổi thọ của thang máy, tiết kiệm điện năng, giúp thang máy hoạt động an toàn và hiệu quả.
Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn đọc cách sử dụng thang máy đúng tiêu chuẩn. Nắm vững những điều này, bạn sẽ luôn an tâm khi sử dụng thang máy.
Hướng dẫn sử dụng thang máy:
– Khi đã vào bên trong cabin của thang máy. Muốn đến tầng nào, khách ấn nút số chỉ định tầng đó. Thang máy sẽ di chuyển và dừng tuần tự tại các tầng mà nó đi qua.
Cửa cabin thang máy và cửa tầng được thiết kế đóng mở tự động. Khi cabin thang máy di chuyển đến một tầng nào đó. Sau khi ngừng hẳn, cửa cabin thang máy và cửa tầng sẽ tự động mở để khách có thể ra hoặc vào cabin, sau vài giây cửa sẽ tự động đóng lại.
Sau đó thang máy sẽ thực hiện tác vụ tiếp theo. Nếu không muốn chờ hết khoảng thời gian để cửa đóng lại, khách có thể ấn nút DC để đóng cửa cabin thang máy.
– Trong cabin thang máy có bảng điều khiển phục vụ cho việc đi thang của khách gọi là hộp Button Car. Bao gồm một số hoặc tất cả các nút có chức năng sau:
▲ : Nút bấm chọn để đi lên tầng trên
▼ : Nút bấm chọn để đi xuống tầng dưới
Khi thang máy dừng tầng sẽ có chuông báo và nút bấm đi lên hoặc đi xuống sẽ đang sáng sẽ tắt.
Khi bấm thang máy chúng ta bấm nhẹ nhàng, dừng bấm ngay khi đèn button sáng.
Không ấn một lúc cả hai nút. Thang máy sẽ ưu tiên chiều chạy chứ không ưu tiên tầng gần hơn.
Số thự tự các nút trên button trong cabin để gọi tầng từ thấp đến cao. Bấm vào số tầng bạn muốn đi lên hoặc đi xuống.
Trên mỗi nút của thang máy đều có ký tự nổi dành cho những người khiếm thị. Gíup người khiếm thị chọn tầng dễ dàng hơn.
Nút DO (hoặc hình 2 mũi tên hướng ngược chiều nhau): Dùng để mở cửa tầng nhanh(chỉ có tác dụng khi thang máy dừng tại tầng).
Nút DC ( hoặc hình 2 mũi tên đối đầu với nhau): Dùng để đóng cửa tầng và cửa cabin nhanh (chỉ có tác dụng khi thang máy dừng tại tầng).
Nút Interphone hoặc Alarm ( nút điện thoại): Dùng để liên lạc với bên ngoài khi thang máy gặp sự cố như mất điện hoặc đứt cáp treo…
Công tắc E.Stop( nếu có): Dùng để dừng thang máy khẩn cấp khi có sự cố xảy ra.
Các bước thực hiện thao tác cứu hộ khi thang máy gặp sự cố:
– Cúp cầu dao điện động lực chính của hệ thống thang máy. Dùng chìa khóa mở cửa tầng gần vị trí thang máy nhất.
– Nếu cabin thang máy đang nằm ngay ở bậc tầng này thì mở cửa cabin thang máy đưa khách ra ngoài.
– Nếu cabin thang máy nằm ở giữa hai tầng, nhân viên cứu hộ phải đóng cửa tầng lại rồi lên phòng máy thực hiện các bước tiếp theo sau:
– Gạt cảo thắng và thả thắng từ từ, dùng tay quay quay máy kéo đưa cabin thang máy đến tầng gần nhất. Trước khi quay cabin thang máy di chuyển, phải thông báo cho những người trong cabin thang máy biết để tránh gây hoảng sợ do thang hoạt động đột ngột.
– Khi buồng thang máy đúng với bậc cửa tầng phải kiểm tra lại hệ thống thắng và đưa về vị trí ban đầu. Sau đó dùng chìa khóa mở cửa tầng đưa khách ra ngoài.
– Sau khi hoàn tất các bước cứu hộ, nhân viên cứu hộ phải kiểm tra và đóng kín lại các cửa tầng, cửa cabin thang máy, điểu chỉnh các công tắc trong hộp điều khiển trở về vị trí bình thường và đóng cầu dao điện chính lại.
Kiểm định thang máy là gì?
Kiểm định thang máy là hoạt động kỹ thuật nhằm đánh giá và xác nhận sự phù hợp tình trạng kỹ thuật an toàn của đối tượng kiểm định theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Đảm bảo hệ thống thang máy hoạt động tốt, không bị hư hỏng kỹ thuật. Đảm bảo an toàn cho người trong thang máy.
Có bắt buộc phải kiểm định thang máy không?
– Thang máy thuộc diện bắt buộc phải kiểm định. Thang máy nằm trong danh mục thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động: thông tư số 36/2019/TT – BLĐTBXH ngày 30/12/2019 của Bộ lao động – thương binh và xã hội. Thực hiện kiểm định thang máy là tuân thủ theo quy định của nhà nước.
– Thời gian gần đây các sự cố liên quan đến hư hỏng thang máy như: sự cố đứt cáp thang máy, thang máy kẹt… xuất hiện ngày càng nhiều. Ảnh hưởng đến an toàn tính mạng tài sản, ảnh hưởng đến tâm lý của người sử dụng thang máy. Mặt khác còn tác động không nhỏ đến thị trường tiêu thụ thang máy nội địa.
– Nguyên nhân chính là do chất lượng thang máy chưa được đảm bảo. Công tác kiểm tra bảo dưỡng bảo trì vẫn chưa được chú trọng.
– Tuy là phương tiện nằm trong danh mục thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động nhưng thực tế công tác kiểm tra, kiểm định chất lượng thang máy từ khâu lắp đặt, nhập khẩu đến khâu vận hành sử dụng thực hiện vẫn chưa sát sao và mang tính hình thức. Những sự cố thang máy liên quan đến hư hỏng kỹ thuật là tiếng chuông cảnh báo cần quan tâm hơn đến vấn đề đảm bảo chất lượng của hệ thống thang máy.
– Thang máy là thiết bị di chuyển được thiết kế để vận chuyển người hoặc hàng hóa chịu tải trọng lớn
và tần suất hoạt động liên tục. Kiểm định thang máy giúp kéo dài tuổi thọ của thang máy, thang máy sẽ hoạt động an toàn và hiệu quả hơn.
– Kiểm định thang máy định kỳ giúp phát hiện kịp thời các hư hỏng kỹ thuật. Đưa ra phương án bảo trì và sửa chữa phù hợp. Đảm bảo thang máy vận hành tốt, an toàn cho người đi thang máy.
Thang máy phải được kiểm định trong trường hợp nào?
– Thang máy sau khi lắp đặt xong và trước khi đưa vào hoạt động thì phải được kiểm định. Kết quả kiểm định đạt yêu cầu mới được đưa vào sử dụng. Đây gọi là kiểm định lần đầu.
– Sau khi thời hạn kiểm định lần đầu hết hạn. Cơ sở sử dụng, chủ sở hữu thang máy phải liên hệ trung tâm kiểm định uy tín để được các chuyên viên, kiểm định viên tiến hành kiểm định lại. Đây gọi là kiểm định định kỳ.
– Khi người hoặc đơn vị sử dụng nghi ngờ về chất lượng cũng như độ an toàn của thang máy hoặc do cơ quan có chức năng yêu cầu kiểm định. Đây gọi là kiểm định bất thường.
Các bước kiểm định thang máy:
– Kiểm tra hồ sơ, lý lịch của thang máy
– Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài thang máy;
– Kiểm tra kỹ thuật thang máy;
– Thử tải – Phương pháp thử;
– Xử lý kết quả kiểm định.
Thiết bị, dụng cụ kiểm định thang máy bao gồm:
– Tốc độ kế (máy đo tốc độ);
– Dụng cụ, phương tiện dùng để đo kích thước hình học;
– Thiết bị đo khoảng cách;
– Thiết bị đo nhiệt độ;
– Thiết bị đo cường độ ánh sáng;
– Thiết bị đo điện trở cách điện;
– Thiết bị đo điện trở tiếp địa;
– Thiết bị đo điện vạn năng;
– Ampe kìm;
– Máy thủy bình (nếu cần)
Điều kiện kiểm định thang máy:
Khi tiến hành kiểm định thang máy phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện sau đây:
– Thang máy phải ở trạng thái sẵn sàng có thể kiểm định.
– Hồ sơ, lý lịch kỹ thuật của thang máy phải đầy đủ.
– Các yếu tố môi trường, thời tiết, ánh sáng, nhiệt độ… không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định.
– Phải đáp ứng các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động để đảm bảo an toàn khi vận hành thang máy.
Chuẩn bị kiểm định thang máy:
– Thống nhất kế hoạch kiểm định thang máy, công tác chuẩn bị và phối hợp giữa đơn vị kiểm định với cơ sở sử dụng thiết bị:
– Chuẩn bị đầy đủ phương tiện, thiết bị để xác định các thông số kỹ thuật an toàn của thiết bị, trang bị bảo vệ cá nhân và các biện pháp an toàn trong cả quá trình kiểm định.
– Cần lưu ý hàng rào bảo vệ, mặt bằng, khoảng cách và các biện pháp an toàn, các chướng ngại vật trong suốt quá trình tiến hành kiểm định;
– Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật:
Đối với thiết bị kiểm định lần đầu:
Kiểm tra lý lịch, hồ sơ kỹ thuật của thiết bị hệ thống lạnh. Theo QCVN: 01-2008 -BLĐTBXH, Lưu ý xem xét các tài liệu sau:
Hồ sơ lý lịch phải ghi rõ mã hiệu, năm sản xuất; số tầng; tải trọng làm việc cho phép và các đặc trưng kỹ thuật chính của hệ thống: thiết bị điều khiển, thiết bị an toàn, tời kéo, cáp, độ bền cơ cấu chịu áp lực.
Bản vẽ lắp các cụm cơ cấu của thang máy, sơ đồ mắc cáp, đối tượng;
Bản vẽ cấu tạo thang máy có ghi các kích thước và thông số chính, kích thước cabin;
Bản vẽ sơ đồ nguyên lý hoạt động của thang máy;
Các biên bản nghiệm thu kỹ thuật của thang máy;
Các kết quả kiểm tra tiếp đất, đo điện trở cách điện (nếu có
Bản hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị;
Giấy chứng nhận hợp quy, hợp chuẩn do tổ chức được chỉ định cấp theo quy định.
Đối với thiết bị kiểm định định kỳ:
Hồ sơ lý lịch của thiết bị, hồ sơ kỹ thuật của thiết bị
Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng và kết quả các lần đã kiểm định trước.
Đối với thiết bị kiểm định bất thường:
Hồ sơ lý lịch của thiết bị, hồ sơ kỹ thuật của thiết bị ( đối với thiết bị đã cải tạo, sửa chữa thì có thêm hồ sơ thiết kế cải tạo sửa chữa và các biên bản nghiệm thu kỹ thuật)
Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng và kết quả các lần đã kiểm định trước.
Quy trình kiểm định thang máy:
hình ảnh kiểm định thang máy
hình ảnh quy trình kiểm định thang máy
– Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài: Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong thang máy chỉ được thực hiện khi công tác chuẩn bị đạt yêu cầu mới được tiến hành:
Kiểm tra sự phù hợp và đầy đủ của các bộ phận, chi tiết và thông số kỹ thuật của thang máy so với hồ sơ, lý lịch.
Kiểm tra vị trí lắp đặt thang máy, bảng hướng dẫn nội quy sử dụng thang máy.
Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các bộ phận, cụm máy. Xem xét kỹ các bộ phận, chi tiết có bị khuyết tật, biến dạng hoặc các hư hỏng khác hay không.
Đánh giá: Kết quả kiểm tra đạt yêu cầu khi thang máy có đầy đủ các bộ phận, chi tiết, cụm máy và được lắp đặt theo đúng thiết kế, không phát hiện các hư hỏng, khuyết tật hay hiện tượng bất thường.
– Kiểm tra kỹ thuật thử nghiệm:
+ Kiểm tra buồng máy và các thiết bị, bộ phận trong buồng máy:
Kiểm tra vị trí lắp đặt các thiết bị, bộ phận trong buồng máy.
Kiểm tra lan can, cầu thang, lối vào buồng máy.
Kiểm tra vị trí lắp đặt các cụm máy, tủ điện. Khoảng cách an toàn giữa các cụm máy, tủ điện với các kết cấu xây dựng trong buồng máy có đạt hay không.
Kiểm tra, đo điện trở cách điện
Kiểm tra cáp treo cabin, đối trọng: đo đường kính, kiểm tra độ mòn, cố định đầu cáp có chắc chắn không…
Kiểm tra cáp của bộ hạn chế tốc độ.
Kiểm tra nhiệt độ, ánh sáng, thông gió…bên trong buồng máy.
Kiểm tra cửa ra vào buồng máy: kéo cửa, khoá cửa
+ Kiểm tra bộ phanh điện: tình trạng kỹ thuật của bánh phanh, má phanh, lò xo phanh có bị mòn hay trơ má phanh, phanh không ăn hay không.
Kiểm tra các ray dẫn cáp, hướng cáp, che chắn bảo vệ.
Kiểm tra vị trí lắp đặt các bảng điện, công tắc điện trong buồng máy
Kiểm tra đường đi điện tính từ bảng điện chính đến tủ điện, từ tủ điện đến các bộ phận khác.
+ Kiểm tra cabin và các thiết bị, bộ phận bên trong cabin.
Kiểm tra khe hở giữa 2 cánh cửa cabin, khe hở giữa cánh cửa với khung cabin, cửa bản lề.
Kiểm tra tình trạng kỹ thuật và hoạt động của thiết bị chống kẹt cửa tự động.
Kiểm tra thiết bị điện an toàn kiểm soát cơ cấu đóng mở cửa cabin.
Kiểm tra tình trạng thông gió và chiếu sáng, nhiệt độ bên trong cabin.
Kiểm tra khoảng cách an toàn theo phương ngang giữa ngưỡng cửa cabin với ngưỡng cửa tầng không được lớn hơn 35mm.
+ Kiểm tra trên đỉnh cabin và các thiết bị có liên quan.
Kiểm tra khoảng không gian đỉnh hố (giếng).
Kiểm tra các đầu cố định cáp cả phía cabin và phía đối trọng.
Kiểm tra cửa sập trên nóc cabin và tình trạng hoạt động của tiếp điểm an toàn điện kiểm soát việc đóng mở cửa sập
Kiểm tra lan can nóc cabin
Kiểm tra khung đối trọng, tình hình lắp các phiến đối trọng trong khung, việc cố định các phiến trong khung.
Kiểm tra ray dẫn hướng cabin và đối trọng
Kiểm tra khoảng cách an toàn giữa cabin và đối trọng kể cả các phần nhô ra của 2 bộ phận trên không nhỏ hơn 0,05 m.
+ Kiểm tra giếng thang.
hình ảnh kiểm định thang máy
hình ảnh kiểm tra giếng thang máy
Kiểm tra các thiết bị khác lắp đặt trong giếng thang
Kiểm tra việc bao che giếng thang
Kiểm tra các cửa cứu hộ, cửa kiểm tra
Thông gió giếng thang: tiết diện lỗ thông gió không nhỏ hơn 1% diện tích cắt ngang giếng.
Kiểm tra việc lắp đặt và hoạt động của thiết bị hạn chế hành trình phía trên.
+ Kiểm tra các cửa tầng.
Kiểm tra khe hở giữa hai cánh cửa, giữa cánh cửa với khuôn cửa: giá trị này không lớn hơn 10 mm.
Kiểm tra thiết bị kiểm soát đóng mở cửa tầng: kiểm tra tình trạng kỹ thuật, sự linh động của khoá cơ khí và tiếp điểm điện.
+ Kiểm tra hố thang máy.
Kiểm tra điều kiện môi trường hố thang máy: vệ sinh đáy hố, chống thấm nước, độ chiếu sáng.
Kiểm tra tình trạng kỹ thuật, vị trí lắp đặt của bảng điện chính đáy hố bao gồm: công tắc điện đáy hố và ổ cắm.
Kiểm tra việc lắp đặt và tình trạng hoạt động của các thiết bị hạn chế hành trình cuối cùng.
Kiểm tra độ sâu hố và khoảng cách giữa đáy hố với đáy cabin.
Kiểm tra bộ phận giảm chấn: Kiểm tra tiếp điểm điện kiểm soát vị trí (đối với giảm chấn hấp thụ năng lượng) và kiểm tra hành trình nén của giảm chấn
Kiểm tra buli, đối trọng kéo cáp bộ khống chế vượt tốc: Tình trạng kỹ thuật của khớp quay giá đỡ đối trọng; Bảo vệ buli; Thiết bị kiểm soát độ chùng cáp.
– Thử không tải: Cho thang máy hoạt động, cabin lên xuống 3 chu kỳ, quan sát sự hoạt động của các bộ phận.
Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi thiết bị hoạt động theo đúng tính năng thiết kế, không phát hiện các hiện tượng bất thường.
– Các hình thức thử tải – Phương pháp thử:
+ Thử tải động ở hình thức 100% tải định mức: Chất tải đều trên sàn cabin, cho thang hoạt động ở vận tốc định mức và kiểm tra các thông số sau đây:
Đo dòng điện động cơ thang máy, đánh giá và so sánh với hồ sơ thiết bị;
Đo vận tốc cabin
Thử bộ hãm bảo hiểm cabin (Đối với bộ hãm bảo hiểm tức thời hoặc hãm bảo hiểm tức thời có giảm chấn): thử với tốc độ chạy kiểm tra,
Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi thang máy hoạt động đúng tính năng thiết kế
+ Thử tải động ở hình thức 125% tải định mức: Chất tải 125% định mức dàn đều trên sàn cabin tại điểm dừng trên cùng, cho thang chạy xuống và kiểm tra:
Thử phanh điện từ:
Thử bộ khống chế vượt tốc
Thử bộ hãm bảo hiểm cabin
Thử kéo
Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi trong quá trình kiểm tra không phát hiện hư hỏng khuyết tật khác, thang máy hoạt động đúng tính năng thiết kế.
Đo độ sai lệch dừng tầng
Kiểm tra thiết bị hạn chế quá tải
Thử bộ hãm bảo hiểm đối trọng (nếu có):
Thử bộ cứu hộ tự động (nếu có).
Thử thiết bị báo động cứu hộ
Thử các chương trình hoạt động đặc biệt của thang máy (nếu có): Hình thức hoạt động của thang máy khi có sự cố: hoả hoạn, động đất; Hình thức chạy ưu tiên.
– Xử lý kết quả kiểm định:
Đánh giá và báo cáo kết quả kiểm định thang máy đạt hay không đạt.
Khi thang máy được kiểm định không đạt yêu cầu, phải ghi rõ những nội dung không đạt. Đề xuất phương án bảo trì bảo dưỡng phù hợp. Thời hạn thực hiện đề xuất và thời hạn kiểm định tiếp theo.
Khi thang máy được kiểm định đạt yêu cầu. Kiểm định viên lập 02 biên bản kiểm định và cùng với người chứng kiến, đại diện chủ sử dụng ký vào biên bản kiểm định, mỗi bên giữ 01 bản.
Chỉ dán tem kiểm định khi thiết bị kiểm định đạt yêu cầu
Thời hạn kiểm định thang máy:
hình ảnh kiểm định thang máy
hình ảnh thời hạn kiểm định thang máy
Thời hạn kiểm định thang máy được nêu tại quy trình kiểm định QTKĐ 21/2014/BLĐTBXH và QTKĐ 25/2016/BLĐTBXH, được diễn giải như sau:
– Thời hạn kiểm định thang máy định kỳ là 03 năm.
– Đối với thang máy đã sử dụng trên 10 năm thời hạn kiểm định định kỳ là 02 năm.
– Đối với thang máy đã sử dụng trên 20 năm, thời hạn kiểm định định kỳ là 1 năm.
– Trường hợp nhà chế tạo quy định hoặc cơ sở yêu cầu thời hạn kiểm định ngắn hơn thì thực hiện theo quy định của nhà chế tạo hoặc yêu cầu của cơ sở.
– Khi rút ngắn thời hạn kiểm định, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.
Đơn vị nào được phép kiểm định thang máy?
– Việc kiểm định Thang máy này không phải ai cũng có thể tiến hành kiểm tra. Phải là đơn vị có chức năng kiểm định các thiết bị an toàn theo Thông tư 53/2016/TT-BLĐTBXH theo chỉ định của Cục an toàn/Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội.
– Công việc kiểm định đòi hỏi đội ngũ kiểm định viên phải có chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề cao. Cùng với trang thiết bị máy móc hiện đại để đo được kết quả chính xác nhất. Đảm bảo thiết bị vận hành tốt, tránh các tai nạn do lỗi kỹ thuật gây ra.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều địa chỉ kiểm định vì thế bạn đang băn khoăn nên lựa chọn một địa chỉ kiểm định Thang máy uy tín. Thì không thể bỏ qua Công ty Cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố
hình ảnh kiểm định thang máy
hình ảnh đơn vị nào được phép kiểm định thang máy