1. Thiết bi nâng: Là thiết bị dùng để nâng, hạ tải.

2. Thang máy:

Là một loại thiết bị chuyên dùng để chuyên chở người và hàng theo một phương thẳng đứng hoặc nghiêng một góc 15 độ so với phương thẳng đứng nhờ bộ ray dẫn đường hoặc cáp.

3. Phân biêt giũa thiết bi nâng và thang máy:

3.1. Thiết bị nâng

Được hoạt động theo chu kỳ dùng để nâng, chuyển tải (giữ bằng móc hoặc các bộ phận mang tải khác).

3.2. Thang máy

Được hoạt động theo chu kỳ gián đoạn với những chế độ tải trọng khác nhau, tuỳ theo yêu cầu sử dụng.

4. Phân loai thiết bi nâng và thang máv:

4.1. Thiết bị nâng

Theo TCVN 4244 – 2005 thì sự phân loại thiết bị nâng được chia như sau:

– Máy trục:

+ Máy trục kiểu cần: cần trục Ôtô; cần trục bánh hơi (hay còn gọi là cần trục bánh lốp); cần trục bánh xích; cần trục tháp; cần trục chân đế; cần trục đường sắt; cầu trục con sơn; cần trục máy xúc…

+ Máy trục kiểu cầu: cầu trục; cổng trục; Bán cổng trục; cẩu bốc xếp.

+ Máy trục cáp.

Xe tời chạy theo ray trên cao.
Pa Lăng điện.
Tời điện.
Pa Lăng tay, tời tay.
Máy nâng xây dựng.
Các loại bộ phận mang tải.

4.2. Thang máy

Có thể phân loại thang máy theo các nguyên tắc và đặc điểm sau:

– Theo công dụng: Theo TCVN 5744 – 1993 thì đối tượng theo tiêu chuẩn này được phân thành 5 loại:

+ Loại I: Thang máy thiết kế cho việc chuyên chở người, là loại thang máy chở khách trong các khách sạn, công sở, nhà nghỉ, khu chung cư, trường học và tháp truyền hình.

+ Loại II: Thang máy thiêt kế chủ yếu để chuyên chở người nhưng có tính đến các hàng hoá kèm theo người, thường dùng ở các siêu thị, khu triển lãm…

+ Loại III: Thang máy thiết kế cho việc chuyên giường (băng ca) dùng trong các bệnh viện, thường dùng ở các Bệnh viên, khu điều dưỡng… loại thang máy này có kích thước lớn để chứa được băng ca (cáng) hoặc giường bệnh nhân và có đi kèm bác sĩ, dụng cụ cấp cứu…

+ Loại IV: Thang máy thiêt kế chuyên chở hàng hoá nhưng thường có người đi kèm theo, được dùng trong nhà máy, công xưởng, kho.

+ Loại V: Thang máy điều khiển ngoài ca bin chỉ dùng để chuyên chở hàng, vật liệu, thức ăn trong các khách sạn, nhà ăn tập thể…

5. Các thông số kỹ thuật cơ bản

– Trọng tải: Là trọng lượng cho phép lớn nhất của tải được tính toán trong điều kiện làm việc cụ thể (Kg; sức chứa người).

– Vận tốc (đơn vị tính là m/s; m/ph): Là vận tốc di chuyển tải theo phương thẳng đứng.

Trong thiết bị nâng còn có vận tốc quay: là số vòng quay trong 01 phút của vòng quay. Ngoài ra thiết bị nâng còn có các thông số kỹ thuật khác như: Moment tải; tầm với; độ dài cần; độ cao nâng móc – hạ móc; độ ổn định của thiết bị…

 

Gửi yêu cầu tư vấn hoặc gọi 0903.796.786

Kiểm định máy xây dựng