Các loại hoá chất
Có rất nhiều loại hoá chất được sử dụng trong xây dựng và ít có công tnrờng nào không sử dụng hoá chất. Hoá chất có trong các chất dán, chất làm sạch gạch đá, chất trang trí và bảo vệ gỗ, thép, các chất xử lý sàn, chống nám mốc, chất cách ly, dung môi, sơn, xi gắn, vữa, xi măng và rất nhiều loại vật liệu khác. Trong đó dung môi là chất đặc biệt quan trọng, được sử dụng phổ biến trong các chất sơn, đánh bóng, phủ bề mặt, mài và các chất tẩy rửa.
Kiểm soát các mối nguy hiểm liên quan đến hoá chất tại nơi làm việc là loại trừ hoặc làm giảm tới mức thấp nhất những tác hại của các hoá chất có thể xâm nhập vào cơ thể và môi trường, hoặc có thể gây cháy, nổ là mục đích cần đạt được ờ bất kỳ nơi nào trên công trường có hoạt động bảo quản, vận chuyển và sử dụng hoá chất.
Nguyên nhân gây tai nạn hóa chất
Nhiều hoá chất rất nguy hiểm, có thể gây cháy nổ hoặc nhiễm độc. Các chất độc không chỉ gây ra những ảnh hưởng khó chịu tức thời như chóng mặt, nôn mửa và đau đầu, nhiễm độc dung môi mà còn dẫn đến những hậu quả mãn tính như bệnh phổi do nhiễm bụi amiăng hay bụi silic. Bệnh viêm da tiếp xúc có thể bị mắc phải do da tiếp xúc với hoá chất. Axít và chất kiềm là những chất ăn mòn có thể phá hoại cả da và mắt.
Đường thâm nhập của hoá chất vào cơ thể
Một hoá chất có thể gây chấn thương bằng nhiều con đường khác nhau tuỳ theo dạng hoá chất đó là chất rắn, lỏng, khí, hơi, khói hoặc bụi khuếch tán trong không khí. Các đường thâm nhập vào cơ thể con người như sau:
Hít thở:
Đây là con đường thâm nhập quan trọng nhất. Có thể nhận biết được sự có mặt của một số hơi và khí độc thông qua các dấu hiệu như bị rát mũi và họng; số khác lại không nhận biết được mà đi thẳng vào phổi hoặc huyết quản. Đó chính là những phần tử bụi nhỏ nhất không thể nhìn thấy bằng mắt thường và chúng xâm nhập vào nơi xa nhất trong phổi. Bụi khi được hít vào phổi sẽ lưu lại ở trong đó và tạo một chứng bệnh không thể chữa được, thường gọi là bệnh “bụi phổi”. Hậu quả là bệnh nhân bị khó thở và không thể làm việc được. Một số loại như thạch anh hay amiăng có thể phá hoại mô phổi và phát triển lên thành bệnh lao phổi.
Ăn hoặc nuốt:
Xảy ra khi bạn ăn uống hoặc hút thuốc sau khi sử dụng nhũng hoá chất như sơn có chì mà chưa rửa táy sạch sẽ, hay do hơi độc nhiễm vào trong cốc tách và dụng cụ ăn uống ngay tại công trường.
Viêm da tiếp xúc hoặc chàm ngứa (eczema):
Thường là hậu quả của quá trình tiếp xúc giữa da và một số hoá chất. Axít và kiềm là những hoá chất ăn mòn có thể huỷ hoại da và mắt, và nếu không xối thật nhiều nước ngay lập tức để rửa sạch hoá chất dây vào người thì sẽ bị bỏng nặng.
Hấp thụ qua da:
Một số dung mối có thể hấp thụ vào mao mạch qua da và đi tói các cơ quan như não hoặc gan.
Những điểm cần nhớ
Một số hoá chất nguy hiểm có thể dễ dàng nhận biết trước bằng cách nhìn hoặc ngửi thấy. Tuy nhiên, còn có rất nhiều loại hoá chất khác không thể nhìn thấy được hoặc ngửi thấy được, vì vậy chúng đặc biệt nguy hiểm.
Thảo luận
Quá trình xây dựng nào tạo ra nhiều bụi nhất?
Cẩn thận trọng những vấn đề gì?
Trong quá trình xây dựng nào công nhân dễ nhiễm phải hơi và khói độc nhất?
Cần chú ý những gì để phòng tránh việc hít phải hơi và khói độc?
Những biện pháp phòng ngừa tai nạn hóa chất
Bốn nguyên tắc cơ bản để phòng ngừa các loại hoá chất nguy hiểm, độc hại:
Phát hiện và loại trừ sự độc hại: Điều đầu tiên là cần phát hiện ra được các hoá chất độc hại và đánh giá mức độ nguy hiểm của chúng, tiến tới là loại bỏ các chất hoặc quá trình độc hại hoặc thay thế chúng bằng một chất ít nguy hiểm hơn nếu có thể.
Thông gió: Trang bị các thiết bị thông gió cục bộ và thiết bị thông gió chung để di chuyển hoặc làm giảm nồng độ độc hại trong không khí.
Quy định khoảng cách hoặc che chắn giữa người công nhân và hoá chất: Bao che thiết bị cẩn thận trong quá trình vận chuyển, sử dụng để hạn chế sự lan toả của các hơi khí độc tói môi trường làm việc; hạn chế tới mức thấp nhất việc tiếp xúc của người lao động với hoá chất.
Bảo vệ ngưòi lao động: Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhãn phù hợp cho người lao động nhằm ngăn ngừa tiếp xúc trực tiếp với hoá chất.
Một số biện pháp cụ thể để phòng tránh những mối nguy hiểm của hoá chất độc hại:
Thay thế các hoá chất nguy hiểm bằng các hoá chất ít nguy hiểm hơn.
Giữ các thùng chứa hoá chất trong một nhà kho tách biệt và an toàn. Cách ly sự tiếp xúc vói những hoá chất độc hại ra khỏi các quá trình sản xuất khác như đặt thuốc nổ của những công trình lớn ở xa nơi làm việc, sử dụng các tường chắn hoặc rào chắn để cách ly quá trình phun sơn với các quá trình khác trên công trường.
Không nên cho rằng hình dáng của hai thùng chứa giống nhau thì chúng cùng chứa một loại hoá chất. Phải đảm bảo có nhãn hiệu trên mỏi thùng chứa, nếu không cố nhãn hiệu, tuyệt đối không sử dụng vật liệu chứa bên trong. Hãy đọc kỹ và chắc chắn là bạn hiểu rõ những điểu ghi trên nhãn hiệu và tuân theo các chỉ dẫn đó. Nếu không đủ các thông tin để sử dụng các hoá chất một cách an toàn, hãy yêu cầu người sử dụng ỉao động cung cấp bản dữ kiện an toàn hoá chất và không sử dụng hoá chất đó trưóc khi bạn có bản dữ liệu đó. Trong trường hợp không hiểu, hãy hỏi kỹ trước khi sử dụng.
Kiểm tra xem đã đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp chưa trước khi sử dụng hoá chất và các trang bị có dược bảo quản cẩn thận không. Nên đeo kính bảo vệ mắt khi rót hoặc di chuyển hoá chất trên công trường.
Khi mở thùng chứa hoá chất, nên lót giẻ vào nắp hay quai thùng vì một số chất lỏng dễ bay hơi có thể bắn ra ngoài khi thùng được mở; rót vật liệu chứa trong thùng ở nơi thoáng khí. Tránh hít những khí bay lên từ hoá chất. Cần có chế độ thông gió tốt, hoặc làm việc tại nơi thoáng đãng.
Nếu bị bỏng hoá chất hoặc cảm thấy chóng mặt hoặc khó chịu sau khi sử dụng hoá chất phải rời khỏi chỗ làm việc ngay lập tức và đi khám ngay không chậm trễ.
Nếu sử dụng nhiều chất dung môi, phải sử dụng quần áo chống thấm. Nếu quần áo bị dung môi làm ướt, phải thay bộ khác và phơi khô ở nơi thoáng gió.
Sử dụng thiết bị điều khiển từ xa để ngăn chặn các mối nguy hiểm từ hoá chất ảnh hưởng tới người lao động nếu có thể.
Chỉ sử dụng một lượng hoá chất tối thiểu vừa đủ cho công việc.
Khi trộn hoặc rót hoá chất cẩn sử dụng những loại thùng đựng tạm, phải đảm bảo các thùng đó phù hợp và có nhãn hiệu đúng. Không dùng loại bao bì đựng đồ ăn thức uống để chứa hoá chất.
Rửa tay trước khi ăn và không ăn uống hoặc hút thuốc lá tại nơi làm việc.
Nếu hoá chất dây vào da, phải xối nước rửa sạch ngay. Nếu bị dây vào mắt, phải rửa thật kỹ và sau đó phải chú ý theo dõi và chăm sóc cẩn thận.
Nếu phát hiện thấy hoá chất loang ra thành vũng trên nền, cần báo cáo ngay để có biện pháp xử lý cho đúng như đổ cát khô lên để thấm
Những đỉểm cần nhớ
Tuyệt đối không dùng dung môi để tẩy rửa sạch sơn hoặc dầu mỡ dính trên da.